Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềm
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềmLog in

Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềm


description(8/9/2011)News VIVO số 1 Empty(8/9/2011)News VIVO số 1

more_horiz
Đây là số báo đầu tiên còn nhiều sai sót mong mọi người thông cảm
(8/9/2011)News VIVO số 1 01
News VIVO số 1

description(8/9/2011)News VIVO số 1 EmptyRe: (8/9/2011)News VIVO số 1

more_horiz
Huyền Lizzie profile
Gương mặt trang chính là Huyền Lizzie
(8/9/2011)News VIVO số 1 T613548_479685007
(8/9/2011)News VIVO số 1 T326069_1588365499
(8/9/2011)News VIVO số 1 090315001407_511_609_313748244
(8/9/2011)News VIVO số 1 T289991_920858593
(8/9/2011)News VIVO số 1 100426cinehl14_675569812
(8/9/2011)News VIVO số 1 77_huyen_lizzie_99914083_1958966902
Tên thật: Phạn Minh Huyền

Nickname: Huyền Lizzie

Ngày sinh: 12/6/1990

Chòm sao: Song Tử

Chiều cao: 1m64

Trường học:

-Trường phổ thông trung học Hai Bà Trưng

-Đại học Công nghệ- Kinh doanh Hà Nội (khoa Tài chính ngân hàng)

Gia đình: 4 thành viên,bố mẹ làm nghề tự do không ai theo nghệ thuật.

Nghề nghiệp: Người mẫu ảnh, diễn viên

-Thành viên nhóm La Passione

-Người mẫu trên Xóm nhiếp ảnh

Địa chỉ facebook: [You must be registered and logged in to see this link.]

Thành tích

-12 năm liền là học sinh giỏi.

-Học sinh duy nhất của trường cấp 3 giành giải Hoa Trạng Nguyên dành cho học sinh xuất sắc.
-Học bổng toàn phần Đại học Griggs (Mỹ)
-Giải diễn viên xuất sắc nhất Idifirent
-Top 5 Miss Teen 2009.

Phim điện ảnh

-Bộ tứ 10A8 (VTV3-2010)
(8/9/2011)News VIVO số 1 090315001407_511_609_1390556116
-Lời thú nhận của Eva (VTV3-2011)
(8/9/2011)News VIVO số 1 Loi_thu_nhan_cua_eva_eva_cung_thich_adam_cung_cuoi_c2cc3d_1521380281

description(8/9/2011)News VIVO số 1 EmptyĐồ chơi trẻ em Tết Trung thu 2011 tăng giá mạnh

more_horiz
Đồ chơi trẻ em Tết Trung thu 2011 tăng giá mạnh


Đồ chơi trẻ em Tết Trung thu 2011 tăng giá mạnh
Chưa đầy nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu. Thị trường đồ chơi cho trẻ em đang bắt đầu sôi động, không chỉ trên các tuyến phố vốn được coi là "phố đồ chơi" như Hàng Mã, Lương Văn Can, Chả Cá… mà còn trên các website bán hàng qua mạng.
(8/9/2011)News VIVO số 1 Thitruongdochoi392011_e25ca
Thị trường đồ chơi cho trẻ em đang bắt đầu sôi động (ảnh VTC).

Mẫu mã cũ nhưng giá mới!

Không có nhiều mẫu mã mới, vẫn chủ yếu là bộ đồ chơi siêu nhân, xếp hình, ôtô, các loại đèn Trung thu...nhưng năm nay, thị trường đồ chơi lại "điểm mới" là sự tăng giá rõ rệt. Giá bán lẻ các chủng loại đồ chơi tăng từ 10 - 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chị Hương, một người kinh doanh đồ chơi trẻ em trên phố hàng Mã cho biết: “Cả đồ chơi nhập khẩu và đồ chơi Việt Nam đều tăng giá. Trong đó, giá cả đồ chơi cùng loại hàng Việt Nam thường đắt hơn khoảng 10 - 40% so với đồ chơi nhập. Có những đồ chơi như đèn nhựa có nhạc của Việt Nam được bán với giá từ 100.000 - 200.000 đồng/chiếc, trong khi mặt hàng của Trung Quốc lại bán có 70.000 - 120.000 đồng/chiếc, chưa kể hàng của Trung Quốc nhiều kiểu dáng phong phú hơn.”

Lý giải sự tăng giá mạnh của các mặt hàng đồ chơi Trung thu, các chủ cửa hàng kinh doanh đồ chơi cho biết các mặt hàng đồ chơi trẻ em tăng giá do chi phí thuê cửa hàng, trả thuế đều cao hơn nên giá bán được đẩy lên cao.

Theo anh Hùng, chủ một cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em cho biết: "Vì lo ngại người tiêu dùng đang hạn chế chi tiêu trong khi các mặt hàng đều tăng giá nên đa số các cửa hàng chỉ lấy hàng cầm chừng, chủ yếu là hàng bình dân giá vài chục nghìn đến 200.000-300.000 đồng, những mặt hàng đắt hơn trị giá trên 500.000 đồng không nhiều."

Mặc dù các cửa hàng đồ chơi trẻ em trên các tuyến phố Hàng Mã, Lương Văn Can, Chả Cá... đã được trang trí rất bắt mắt nhưng có vẻ như lượng khách hàng vẫn chưa nhiều.

Chị Hà, một người kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em này trên phố Lương Văn Can dự đoán: “Lượng khách hàng bây giờ vẫn chưa đông lắm, chủ yếu vẫn là từ các nơi khác về nhập hàng. Gần Trung thu sẽ nhiều khách mua lẻ hơn. Các mặt hàng đồ chơi lúc đó sẽ tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng mà giá sẽ tăng, hàng nào bán chạy thì giá sẽ càng tăng cao”.

Đồ chơi trí tuệ đắt khách trên mạng

Không chỉ ngoài thị trường, trên các mạng trực tuyến những sản phẩm quà tặng cho bé cũng rất sôi động. Nhiều mặt hàng từ gấu bông, mô hình dụng cụ làm bếp, bác sỹ, ôtô, máy bay… đến các loại ôtô có thể tự lái hoặc điều khiển đều được bày bán trên các gian hàng.

Đặc biệt năm nay, các sản phẩm phát triển trí tuệ, đồ chơi gỗ, đồ chơi lego... được rất nhiều các bậc phụ huynh lựa chọn đặt hàng làm quà cho các bé.

Các chương trình dành cho Trung thu cũng đã bắt đầu được khởi động trên các website bán hàng trực tuyến. Các gian hàng bán sản phẩm phục vụ cho ngày này như bánh trung thu, đồ chơi trẻ em… với chương trình khuyến mãi, giảm giá khi mua số lượng lớn hay mua hàng kèm quà tặng cũng đang thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng.

Ông Trần Anh Tú, Giám đốc Marketing của Liên doanh Chodientu-eBay cho biết: “Tuy chưa đến Trung thu nhưng lượng đơn đặt hàng cho sản phẩm quà tặng bé đã khá nhiều. So với năm ngoài, sức mua trên Chodientu.vn đã tăng hơn 30%. Năm nay, mặt hàng được đặt mua nhiều nhất là sản phẩm đồ chơi phục vụ học tập và phát triển trí tuệ cho bé”.

Trong các gian hàng bán đồ chơi trực tuyến, đa số các sản phẩm đều được quảng cáo là đã qua kiểm định và được chứng nhận làm từ chất liệu an toàn. Điều này cho thấy các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến chất lượng đồ chơi của các bé chứ không chỉ lựa chọn theo giá thành, mẫu mã như trước kia nữa./.

Theo Hồng Kiều
Vietnam



Tết Trung thu





Tết Trung Thu (Trung: 中秋节 (Trung thu tiết)/ Zhōngqiū jié; chữ Nôm: 中秋節) theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng, ra đời tại Trung Quốc. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Ý nghĩa tết Trung Thu
Nguồn gốc
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của Trung Hoa. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Việt tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc. Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Hoạt động chính
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngắm trăng
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Đọc trang tiếp ....

description(8/9/2011)News VIVO số 1 EmptyTết Trung Thu tiếp

more_horiz
Tết Trung thu trong văn học - nghệ thuật
Thơ về Tết Trung Thu
Trung Thu vốn là nguốn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ với bài Trung thu:
Thu cảnh kim tiêu bán
Thiên cao nguyệt bội minh
Nam lâu thùy yến hưởng
Ty trúc tấu thanh thanh
Bản dịch của Thái Giang:
Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng[1]
Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Câu hát về Tết Trung thu
Bài Chiếc đèn ông sao:
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...tùng dinh dinh là tùng tùng dinh
Bài Múa sư tử:
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang
Bài Rước đèn tháng tám:
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Nhạc sĩ Lê Thương cũng có bài Thằng Cuội viết về chủ đề này, trong bài hát có đoạn "Có con dế mèn, suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ...". Nhạc sĩ Ngọc Lễ cũng có tác phẩm Cắc tùng cắc tùng về ngày Tết Trung thu cho các em thiếu nhi.
(8/9/2011)News VIVO số 1 Im12208154261
Phong tục Việt Nam
Làm đồ chơi Trung Thu
Mặt nạ và đèn ông sao là hai loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như : đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.
(8/9/2011)News VIVO số 1 Denongsao
Rước đèn
Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi khắp các đường phố. Đây là lễ hội rước đèn trung thu được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam
Múa lân
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.
Bày cỗ
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[3] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

description(8/9/2011)News VIVO số 1 EmptyRe: (8/9/2011)News VIVO số 1

more_horiz
Số báo đầu tiên ngăn mong các bạn thông cảm
hẹn gặp lại các bạn trong số 2 với nhiều thông tin bổ ích
chúc các bạn có lễ trung thu vui vẻ bên gia đình và người thân

description(8/9/2011)News VIVO số 1 EmptyRe: (8/9/2011)News VIVO số 1

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
power_settings_newLogin to reply