Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềm
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềmLog in

Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềm


Điểm lại các đời CEO của Apple

power_settings_newLogin to reply

20110827
Điểm lại các đời CEO của Apple

Ngoài Tim Cook, CEO mới của Apple, và nhà đồng sáng lập Steve Jobs đã quá nổi tiếng, còn những ai nữa từng dẫn dắt hãng công nghệ lớn nhất thế giới này tiến lên? Từ 1977 đến nay, Apple đã được dẫn dắt bởi nhiều nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Đó là cựu lãnh đạo của PepsiCo, Intel và...

1977 - 1981: Michael Scott



Điểm lại các đời CEO của Apple Itgatevn_03131406250
Michael Scott đến với Apple từ hãng bán dẫn National Semiconductor sau khi được Mike Markkula, nhân vật thứ ba của Apple, thuyết phục nhận chức CEO đầu tiên của Apple, vì cả Steve Jobs và Steve Woziak đều được xem là không có kinh nghiệm cho vai trò này.

Được biết là ông Scott đã hậu thuẫn cho việc cấm dùng máy đánh chữ ở Apple, đã sa thải 40 nhân viên của Apple và nói (ngay sau khi cho nghỉ việc một nửa nhóm Apple II):

“Tôi thường nói rằng khi làm CEO ở Apple không còn vui nữa tôi sẽ nghỉ việc. Nhưng bây giờ tôi đã đổi ý. Khi không còn vui nữa, tôi sẽ cho người ta nghỉ việc cho tới khi vui trở lại”.

1981 - 1983: Mike Markkula



Điểm lại các đời CEO của Apple Itgatevn_03133125000
Mike Markkula trở thành nhà đầu tư vào Apple với số tiền 250.000 USD (trong đó đầu tư vốn cổ phần là 80.000 USD và tiền cho vay là 170.000 USD), đồng thời trở thành nhân vật thứ 3 của Apple vào năm 1977.

Với cương vị CEO, ông đã giúp tung ra 2 loại máy tính Apple đầu tiên, cung cấp tín dụng và vốn mạo hiểm cho hãng. Ban đầu, ông nói sẽ làm việc với Apple 4 năm nhưng ông ở lại lâu hơn, với chức vụ chủ tịch từ 1985 đến 1997, khi một hội đồng quản trị khác được thành lập sau khi Steve Jobs quay lại với công ty.

Nhà đồng sáng lập Steve Wozniak của Apple cho rằng, thành công của Apple là nhờ Markkula chứ không phải chính ông, dù ông Wozniak đã “đơn thương độc mã” xây dựng 2 loại máy tính đầu tiên của hãng.

Năm 1985, ông Markkula đã về phe các lãnh đạo Apple khác để "hất cẳng" Steve Jobs ra khỏi hãng.

1983 - 1993: John Sculley



Điểm lại các đời CEO của Apple Itgatevn_03133437500
Nguyên là CEO của PepsiCo, John Sculley được mời về Apple để đem kỹ năng tiếp thị của ông giúp hãng bán máy tính.

Ai cũng biết ông Sculley có quan điểm bất đồng với Steve Jobs, người mà vào năm 1985 đã bắt đầu không kiểm soát được nhóm của mình, làm cho Sculley và các lãnh đạo cao cấp khác đẩy bật ông khỏi nhiệm vụ điều hành.

Tuy nhiên, chiến lược của ông Sculley trong vai trò CEO đã làm cho Apple phải gánh chịu chi phí xây dựng, sản xuất và tiếp thị cao, với sản phẩm của hãng làm thị trường rối loạn. Ông bắt hãng phải dùng chip PowerPC, và sau này thú nhận đáng lý ra lúc đó ông đã phải dùng các BXL Intel phổ biến hơn.

Không may cho ông Sculley, tạp chí số Condé Nast Portfolio đã đánh giá ông là CEO Mỹ tồi hạng thứ 14 qua mọi thời đại.

1993 - 1996: Michael Spindler



Điểm lại các đời CEO của Apple Itgatevn_03133750000
Có biệt hiệu là “The Diesel” (động cơ diesel) vì có thói quen lúc nào cũng làm việc, Michael Spindle đã tiến thủ qua các chức vụ trong các cơ sở ở châu Âu của Apple, trở thành Chủ tịch khu vực châu Âu của Apple, rồi thay thế John Sculley làm CEO vào năm 1993.

Ông Spindle bị cho là có trách nhiệm về sự thất bại của HĐH Newton và Copland, nhưng cũng được biết là đã lãnh đạo các cuộc đàm phán tiếp quản với IBM, Sun và Philips, trước khi bị thay thế vào năm 1996.



1996 - 1997: Gil Amelio



Điểm lại các đời CEO của Apple Itgatevn_03134218750
Gil Amelio là CEO của National Semiconductor trước khi gia nhập Apple vào năm 1996, dù đã có tên trong Hội đồng quản trị của hãng này.

Ông Amelio đã giúp đảo ngược tình trạng của các sản phẩm chất lượng thấp của hãng và giới thiệu HĐH Mac OS 8 bằng cách mua lại NeXT của Steve Jobs với giá 429 triệu USD. Trong vòng 1 năm, cổ phiếu của Apple sụt giá nhanh xuống mức thấp nhất trong 12 năm, việc này đưa đến việc ông Amelio bị mất chức, sau khi Steve Jobs thuyết phục các thành viên hội đồng quản trị cắt chức CEO.



1997 - 2011 (với vài lần gián đoạn): Steve Jobs



Điểm lại các đời CEO của Apple Itgatevn_03134531250
Được chỉ định tạm quyền CEO của Apple vào năm 1997, mục đích chính của ông Jobs là làm cho hãng có lại lợi nhuận. Ông đã cắt giảm nhiều dự án, làm cho nhân viên sợ phải ở trong vị trí cô lập với ông vì e bị sa thải.

Vị tân CEO này đã giúp xây dựng HĐH Mac OS X, đồng thời giới thiệu máy tính để bàn iMac và các sản phẩm khác trước khi ông chính thức nhậm chức CEO vào năm 2000.

Ông Jobs đã hậu thuẫn cho thiết bị iPod, dịch vụ âm nhạc iTunes và điện thoại iPhone. Vẫn chưa hài lòng với việc cải tiến chiếc điện thoại di động này, ông Jobs đã giúp tạo ra máy tính bảng iPad và bắt đầu làm cho thương hiệu máy tính Mac mượt mà hơn, quyến rũ hơn và nhỏ hơn.

Ông Jobs đã tuyên bố nghỉ hưu hôm 24/8/2011, nói rằng ông không thể tiếp tục hoàn thành vai trò CEO mà người ta mong đợi ở ông.

2011 đến nay: Tim Cook



Điểm lại các đời CEO của Apple Itgatevn_03134687500
Tiếp nhận chức vụ từ Steve Jobs, Tim Cook được biết đến là một người điềm tĩnh, tự chủ và ít nói, không giống kiểu người sinh động như người tiền nhiệm của ông. Tuy nhiên, cách làm việc của ông rất tập trung đến nỗi ông được mô tả là “người tham công tiếc việc”.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Cook làm CEO của Apple, ông đã đứng mũi chịu sào trong thời gian gần đây khi Steve Jobs nghỉ bệnh.

Năm 2004, ông Cook thay thế 2 tháng khi ông Jobs dưỡng bệnh sau khi mổ ung thư tuyến tuỵ.
Năm 2009, ông Cook cầm trịch nhiều tháng khi ông Jobs phải ghép gan.
Và hồi tháng 1/2011, ông Cook thay thế ông Jobs sau khi ông này được Hội đồng quản trị của Apple cho phép nghỉ bệnh.

NGUỒN: itGate (theo PCW VN/ TheNextWeb.com)

Comments

No Comment.
power_settings_newLogin to reply
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum