Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềm
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềmLog in

Mega VIVO -Chia sẻ kiến thức và phần mềm


10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt

power_settings_newLogin to reply

20110828
10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt

Sau sự ra đi nhanh chóng của TouchPad, PC World điểm lại một số sản phẩm và dịch vụ từng được kỳ vọng lớn song lại nhanh chóng biến mất trên thị trường. Các công ty ở Thung lũng Silicon hay dùng khái niệm “fail fast” (na ná khái niệm “phù dung” sớm nở tối tàn) để chỉ các sản phẩm hay dịch vụ hứa hẹn "bừng nở" với rất nhiều tính năng mới, nhưng lại nhanh chóng bị dẹp đi khi vấp phải một trục trặc nào đó. Đôi khi, các chủ nhân của chúng đầu tư hàng triệu (thậm chí hàng trăm triệu đô la) và thổi chúng lên mây, để rồi sau đó bỏ xó ngay theo cách không thương xót. Có sản phẩm thậm chí còn chưa kịp ra mắt một cách chính thức.

"Đóa phù dung" mới nhất chắc chắn là
TouchPad của HP. Chiếc máy tính bảng từng được kỳ vọng là “sát thủ iPad” này đã gia nhập hàng ngũ của Audrey, G4 Cube và Foleo cùng một số cái tên đình đám khác. Các sản phẩm và dịch vụ được tính đến trong bài viết nếu thời gian có mặt trên thị trường của chúng chưa tới 1 năm hoặc chưa từng được bán tới tay người tiêu dùng.


1. WOW! của CompuServe (1996-1997)



 10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt Itgatevn_51920000000
Mô tả: CompuServe đã có tham vọng về việc tạo ra một “kẻ thay thế AOL” nhưng thân thiện với khu vực khách hàng hộ gia đình. Tuy nhiên nó cũng cung cấp cả một số tính năng phục vụ doanh nghiệp.

Ngày công bố: 25/3/1996

“Nổ” khi ra mắt: "Bây giờ là thời điểm mà người tiêu dùng có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến được xây dựng riêng cho họ… WOW! Của Compuserve cung cấp mọi năng lực liên quan đến nhu cầu của người dùng tại nhà như lướt web, gửi nhận e-mail, dạy dỗ trẻ em bằng các phương thức ngộ nghĩnh với chi phí cực kỳ hợp lý".

Ngày “chết”: 31/1/1997

“Cáo phó”: "Chúng tôi buộc phải từ bỏ thị trường người dùng khốc liệt cho dù đã tiêu tốn hàng trăm triệu đô la”.

Nguyên nhân thất bại: Theo như CompuServe giãi bày thì hãng không còn muốn cạnh tranh với AOL nữa, nhưng lý do chính vẫn nằm ở bản thân sản phẩm, WOW không tạo được bất kỳ ấn tượng nào với người dùng.

Kết cục: AOL mua lại CompuServe vào tháng 9/1997 và để nó dần dần biến mất.


 10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt Itgatevn_51921875000

2. Power Mac G4 Cube của Apple (2000-2001)

Mô tả: Một máy tính Mac để bàn gọn hẹ và thanh nhã với vỏ máy làm bằng acrylic và không dùng quạt tản nhiệt. Đây là một sản phẩm Mac đậm chất Steve Jobs nhất mà Apple từng sản xuất.

Ngày công bố: 19/7/2000

“Nổ” khi ra mắt: "G4 Cube đơn giản là chiếc máy tính hấp dẫn nhất từ trước tới nay”. Steve Jobs đã nói như vậy tại lễ ra mắt sản phẩm này trong khuôn khổ Macworld Expo ở New York.

Ngày “chết”: 3/7/2001

“Cáo phó”: Phil Schiller của Apple đã nói trong thông cáo báo chí về việc thất bại của sản phẩm này như sau: "Mặc dù những người đã mua Cube đều rất thích nó song đại đa số người dùng lại quyết định mua loại Power Mac G4 có thùng máy dạng mini có cấu hình mạnh hơn”.

Nguyên nhân thất bại: Nguyên nhân cũng có phần giống như Apple đã nói ở trên nhưng một lý do quan trọng khác chính là giá của Cube tại thời điểm đó là 1.799 USD (~37 triệu VNĐ) không tương xứng với những gì mà nó mang lại. Và việc Apple ngay lập tức bỏ rơi nó chứ không đưa ra phiên bản nâng cấp cũng khiến cho doanh số Cube không thể cứu vãn.

Kết cục: Apple công bố sản phẩm Mac Mini vào năm 2005, một mẫu máy tương tự như Cube song rẻ và hữu ích hơn nhiều.

NGUỒN: itGate (theo PCW VN/ PC World Mỹ)(còn tiếp)

Comments

Test
3. Kerbango Internet Radio (2000-2001)


 10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt Itgatevn_51922343750
Mô tả: Một dich vụ nghe đài trên Internet sử dụng công nghệ của RealNetworks với giá $300 (~6 triệu VNĐ), hoạt động được trên cả mạng băng rộng lẫn dial-up.

Ngày công bố: 7/2/2000 tại hội nghị DEMO.

“Nổ” khi ra mắt: "Kerbango chính là động lực để cho viêc nghe đài qua Internet phát huy hết tiềm năng của mình, nó giúp cho người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức âm thanh trên Internet mà không cần tới máy tính”.

Ngày “chết”: 21/3/2001. Trong khoảng thời gian từ khi ra mắt tới ngày biến mất là vô số các lần trì hoãn. 3Com đã mua lại nó với giá trị 80 triệu USD, và giới truyền thông vẫn viết về nó như thể nó đã hiện hữu trong khoảng thời gian ấy. Kerbango được niêm yết bán trên Amazon và thậm chí còn giành cả giải thưởng Best of Show tại triển lãm CESdanh tiếng 2011. Nhưng cuối cùng không có sản phẩm nào được bán ra.

“Cáo phó”: 3Com nói rằng hãng phải chấm dứt hỗ trợ sản xuất Kerbango (cũng như Audrey - xem phần sau) trong nỗ lực thực hiện kế hoạch tiết kiệm 250 triệu USD. Cũng sau những vụ này, 3Com đã rút hoàn toàn khỏi lĩnh vực kinh doanh đồ gia dụng.

Nguyên nhân thất bại: Việc một đại gia công nghệ như 3Com rút ra khỏi thị trường gia dụng không làm người ta quá ngạc nhiên song việc Kerbango nhận được quá nhiều kỳ vọng từ nhà sản xuất cũng như người dùng mới là điều đáng nói. Sản phẩm này thực sự chỉ hoạt động tốt với băng thông rộng, điều mà ít người dùng gia đình có được tại thời điểm đó. Vấn đề chi phí internet rất quan trọng, một thiết bị có tính năng tương tự là Roku SoundBridge còn đi xa hơn Kerbango một bước khi có sản phẩm bán ra thị trường nhưng doanh số thấp thê thảm. Với những sự thay đổi to lớn về hạ tầng viễn thông ngày nay, có vẻ như sản phẩm của
Sonos lại đang gặt hái được những thành quả nhất định trong lĩnh vực mà Kerbando từng thất bại.

Kết cục: HP đã mua lại 3COM và nếu bạn vào trang Kerbango.com bạn sẽ được chuyển hướng tới trang chủ của HP.

 10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt Itgatevn_51922656250

4. eVilla - Sony (2001)

Mô tả: Một “trung tâm giải trí nối mạng” được trang bị bàn phím, chuột, màn hình dạng dựng dọc, kết nối dial-up, các ứng dụng cài sẵn và sử dụng nền tảng hệ điều hành tiềm năng song yểu mệnh BeOS. Tên của sản phẩm làm gợi nhớ tới nhân vật nữ độc ác Cruella De Vil trong một sê-ri phim hoạt hình của Disney.

Ngày công bố: 1/2001. Sau vài lần trì hoãn, cuối cùng máy cũng được bán ra vào ngày 14/6/2001.

“Nổ” khi ra mắt: "eVilla của Sony sẽ đè bẹp tất cả các sản phẩm cùng loại với kết nối Internet và khả năng quản lý các plug-in đa phương tiện cũng như kiểm tra e-mail vượt trội” – dẫn lời ông Mark Viken, chủ tịch Sony Electronics Personal Network Solutions.

Ngày “chết”: 30/8/2001.

“Cáo phó”: “Sản phẩm này không đạt được kỳ vọng của chúng tôi… Nó hoạt động không đúng như kế hoạch dự tính ban đầu”.

Nguyên nhân thất bại: Vào thời điểm mà eVilla cùng các sản phẩm cạnh tranh tương tự khác như Audrey xuất hiện trên thị trường, không nhiều người dùng mặn mà với chúng. Họ quan tâm nhất là các máy tính chạy hệ điều hành Windows có giá hợp lý. Sony đổ lỗi cho việc hệ điều hành BeOS được Palm - một công ty thành viên của đối thủ 3Com mua lại không lâu sau khi eVilla ra mắt và nó gây cản trở đối với sự phát triển của sản phẩm này.

Kết cục: Sony đã có một quyết định đúng đắn khi hoàn tiền cho những người đã mua và sử dụng eVilla.

5. Audrey của 3Com (2000-2001)



 10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt Itgatevn_51922968750
Mô tả: Một lò vi sóng sành điệu, một thiết bị gia dụng có kết nối Internet đặc biệt thích hợp cho phụ nữ, thuộc dòng sản phẩm Ergo có thiết kế độc đáo. Thiết bị sử dụng hệ điều hành QNX giống BlackBerry Playbook.

Ngày công bố: 17/10/2000.

“Nổ” khi ra mắt: "Chúng tôi muốn mang tới sự vui thích cùng trải nghiệm Internet tới trung tâm ngôi nhà của bạn. Đối với nhiều gia đình, đó chính là căn bếp ấm cúng”.

Ngày “chết”: 21/3/2001

“Cáo phó”: "Mặc dù chúng tôi tin vào tiềm năng của các sản phẩm loại này song rõ ràng rằng việc phát triển nó ngốn nhiều thời gian hơn dự tính và trong tương lai chắc chắn nó sẽ tiêu tốn nhiều chi phí”.

Nguyên nhân thất bại: Nhiều người sẽ cho rằng Audrey là một sản phẩm tốt song không hợp thời khi ra đời sớm cả thập kỷ. Vào năm 2000 nói chung là mọi người không thích các thiết bị đơn giản, họ thích máy tính cá nhân.

Kết cục: 3Com vốn cũng có kế hoạch hoàn tiền cho người mua. Song không giống cách Sony đối xử với khách hàng đã mua eVilla, cho tới nay những ai trót mua Audrey chưa hề nhận được một xu nào của 3Com.

NGUỒN: itGate (theo PCW VN/ PC World Mỹ) (còn tiếp)
Test
6. Palm Foleo (2007)
 10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt Itgatevn_51923281250
Jeff Hawkins giới thiệu Foleo tại
sự kiện D năm 2007.



Mô tả: Một thiết bị tương tự như máy tính xách tay có giá 500 USD nhưng gọn nhẹ hơn có thể kết nối được với các điện thoại chạy hệ điều hành PalmOS, cho phép người dùng có thể đọc mail và chạy các ứng dụng khác trong điện thoại với màn hình và bàn phím lớn hơn.

Ngày công bố: 30/5/2007

“Nổ” khi ra mắt: "Tôi nghĩ đây là ý tưởng tuyệt vời nhất của tôi" - trích lời nhà sáng lập Palm, Jeff Hawkins (người cũng tạo ra PalmPilot) trong một buổi trả lời phòng vấn của CNET.

Ngày “chết”: 4/9/2007.

“Cáo phó”: Ed Colligan, CEO của Palm nói rằng: “Theo sự đánh giá của chúng tôi và những phản hồi sơ bộ từ thị trường, chúng tôi cho rằng cần cải tiến nhiều hơn nữa để Foleo có thể trở thành một sản phẩm đẳng cấp quốc tế. Và chúng tôi không thể cung cấp sự cải tiến ấy vì nó không nằm trong trọng tâm chiến lược của chúng tôi".

Nguyên nhân thất bại: Palm đã quá bận rộn với việc chạy đua để tung ra hệ điều hành WebOS (mới
bị HP bỏ rơi) vào thời điểm đó. Mặt khác Foleo cũng thiếu một chiến lược truyền thông hiệu quả. Foleo quá phụ thuộc vào điện thoại chứ không thực sự hữu ích khi là một thiết bị độc lập. Foleo giống netbook (máy tính sổ tay) nhiều hơn nhưng tại thời điểm đó khái niệm này còn chưa được phổ biến.

Kết cục: Trong thông báo hủy bỏ việc sản xuất Foleo đăng trên blog của Palm, CEO Ed Colligan có nói tới việc hãng đang theo đuổi việc chế tạo Foleo II chạy trên “một nền tảng mới”. Chúng ta đều biết ông ấy ám chỉ nền tảng đó là WebOS (!).

7. Google Wave (2009-2010)



 10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt Itgatevn_51923906250

Mô tả: Đây là một mô hình tổng hợp các dịch vụ e-mail, tin nhắn tức thời (chat), nhóm cộng tác, chỉnh sửa ảnh và lỉnh kỉnh nhiều thứ nữa vào một chỗ mà không làm thay đổi tính chất cũng như cách thức của từng dịch vụ riêng rẽ. Nó vốn là dịch vụ Google Kitchen Sink của Google, sau đó đổi thành một cái tên thích hợp hơn là Wave.

Ngày công bố: 28/5/2009, nhưng chính thức mở cửa cho cộng đồng sử dụng vào ngày 19/5/2010.

“Nổ” khi ra mắt: Lars Rasmussen, người tạo ra Wave của Google tuyên bố: "Chúng tôi đã làm cho mô hình kết nối truyền thông từ mọi hệ thống trên web trở nên không thể đơn giản hơn”.

Ngày “chết”: 4/8/2010

“Cáo phó”: "Wave không nhận được sự đón nhận của người dùng như chúng tôi hy vọng. Chúng tôi không có kế hoạch phát triển Wave như một sản phẩm độc lập nhưng chúng tôi vẫn duy trì nó trên web ít nhất là đến cuối năm và sử dụng công nghệ này trong các dự án khác của Google”.

Nguyên nhân thất bại: Sự thực thì Google từng rất sẵn sàng hủy ngang các dự án lớn. Trong trường hợp Wave, có lẽ gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm này chấp nhận lùi lại phía sau khi nhận ra Wave quá rối rắm đối với người dùng.

Kết cục: Wave luôn được nhắc tới như một
thất bại điển hình của Google khi tấn công lĩnh vực mạng xã hội. Người ta luôn nhìn vào nó để so sánh xem liệu mạng xã hội át chủ bài mới của Google là Google+ liệu có chung số phận?


 10 sản phẩm, dịch vụ vừa lóe đã tắt Itgatevn_51924218750


8. Kin - Microsoft (2010)

Mô tả: Đây là 2 chiếc điện thoại không-hẳn-thông-minh được Sharp sản xuất và hoạt động với nhà mạng Verizon. Dự định ban đầu của Microsoft là dùng sản phẩm này phục vụ cho các nhu cầu mang tính xã hội cao vốn đang rất phát triển trong thế kỷ 21. Cả 2 mẫu điện thoại di động này đều có bàn phím trượt và màn hình cảm ứng cùng nhiều tính năng tích hợp sẵn, nhưng lại không thể chạy được các ứng dụng của các bên thứ 3.

Ngày ra mắt: 6/5/2010.

“Nổ” khi ra mắt: "Sau khi làm việc cẩn thận với các đối tác, chúng tôi nhận thấy người dùng trong thế hệ truyền thông xã hội hiện nay đang rất cần những trải nghiệm di động mới. Chiếc điện thoại này của chúng tôi sẽ giúp bạn chia sẻ mọi khoảnh khắc cuộc sống cực kỳ dễ dàng” - trích lời Robbie Bach, chủ tịch bộ phận di động và giải trí của Microsoft.

Ngày “chết”: 30/6/2010.

“Cáo phó”: "Chúng tôi đã quyết định tập trung toàn lực vào Windows Phone 7 và chúng tôi sẽ không bán ra các điện thoại này tại châu Âu theo kế hoạch. Chúng tôi đã sáp nhập bộ phận phụ trách KIN vào với bộ phận Windows Phone 7 để tích lũy và cộng thêm các công nghệ và ý tưởng có giá trị từ KIN sang các phiên bản Windows Phone trong tương lai”.

Nguyên nhân thất bại: Quả thực là Microsoft đã tập trung chủ yếu vào nền tảng Windows Phone, nhưng cũng có tin đồn là doanh số của KIN quá tệ.

Kết cục: Microsoft nói rằng Verizon vẫn sẽ cung cấp dịch vụ cho những chiếc KIN đã tới tay người tiêu dùng. Và giờ đây, thậm chí người Microsoft cũng muốn quên đi điều đó.
power_settings_newLogin to reply
remove_circleSimilar topics
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum